Vì sao gạo lứt được xem là “thực phẩm vàng” trong phương pháp ăn thực dưỡng? Ăn gạo lứt có tác dụng chữa bệnh không? Chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc khi tìm hiểu về thực dưỡng. Và để biết gạo lứt có thực sự tốt hay không. Những thông tin dinh dưỡng gạo lứt sẽ cho bạn câu trả lời trên. 

Gạo lứt là gì? Phân loại gạo lứt?

Cấu tạo một hạt gạo gồm lớp vỏ trấu bên ngoài, màng cám bám vào hạt gạo. Khi xây bỏ lớp trấu và màng cám, thì đó là hạt gạo trắng bình thường. Nhưng chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ nguyên lớp cám thì đó mới là gạo lứt. Vì thế, gạo lứt không phải là giống gạo mới, mà chỉ là loại gạo nguyên cám. 

Để phân biệt các loại gạo lứt, người ta thường dựa vào lớp vỏ cám để phân loại gạo lứt theo 3 màu khác nhau: màu trắng ngà (nâu), màu đỏ, màu đen. Dù có nhiều loại khác nhau, nhưng cùng chung những thông tin dinh dưỡng gạo lứt. 

>>Xem thêm: 8 Tiêu Chuẩn Chọn Gạo Lứt

Thông tin dinh dưỡng gạo lứt

Thông tin hữu ích về thành phần dinh dưỡng trong gạo lứt

Nhờ có lớp cám mỏng chứa đến 65% thành phần dinh dưỡng nên gạo lứt tốt hơn nhiều so với gạo trắng thông thường. Thông tin dinh dưỡng trong gạo lứt chứa nhiều vitamin B (B1, B3, B6), vitamin E, magie, mangan, sắt và đặc biệt chất xơ cần thiết cho cơ thể cao gấp 2 lần so với gạo trắng thông thường 

Các loại vitamin có trong thành phần dinh dưỡng gạo lứt

Bên cạnh vitamin E, gạo lứt cũng chứa nhiều vitamin B có lợi cho sức khỏe: 

– Với bệnh nhân tiểu đường: B3 rất quan trọng trong việc tạo năng lượng nội tế bào và điều hòa đường huyết.

– Người bị bệnh đái tháo đường: B6 có tác dụng hình thành glycogen, giúp làm giảm glucose, ngăn ngừa thần kinh ngoại biên.

– Trong quá trình chuyển hóa đường có sự tham gia của B1 và B6.

Đặc biệt hơn, Vitamin E và B6 chỉ có trong gạo lứt mà các loại ngũ cốc khác như ngô, yến mạch không có. 

Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt gồm các loại khoáng chất

Những khoáng chất cần thiết cho cơ thể như Gamma oryzanol, Phytosterol, Magie, Mangan, Phốt pho, Inositol và Kẽm có ở lớp cám của gạo lứt rất quan trọng đối với sức khỏe. 

Thành phần chất xơ trong gạo lứt cao gấp 2 lần so với gạo trắng

Vì sao ăn gạo lứt lại giảm cân? Câu trả lời nằm ở đây. Trong gạo lứt nói riêng và ngũ cốc nói chung có hàm lượng chất xơ cao, tạo cảm giác no (dù ăn không nhiều) giúp bạn kiểm soát cân nặng. Đồng thời, sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi hoạt động để bảo vệ đường ruột.

Không thể thiếu magie và chất kháng oxy hóa trong thành phần dinh dưỡng gạo lứt

Magie có khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất thêm insulin, thuận lợi cho quá trình chuyển hóa đường, do đó gạo lứt có nhiều magie rất tốt cho người bệnh tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, hơn 120 chất kháng oxy hóa trong màng cám gạo lứt cũng có thể giúp cơ thể ngăn ngừa được các gốc tự do, giảm thiểu nguy cơ ung thư.

Thông tin dinh dưỡng gạo lứt hé lộ: “ Ăn gạo lứt tốt cho sức khỏe như thế nào?”

Với những thông tin dinh dưỡng gạo lứt, ăn cơm gạo lứt hay các sản phẩm thay thế gạo lứt mang lại những lợi ích sau cho sức khỏe:

  • Giảm thiểu cholesterol xấu, bảo vệ hệ tim mạch, tốt cho những người cao huyết áp.
  • Ổn định hệ tiêu hóa, tốt cho người rối loạn chuyển hóa, biếng ăn, hấp thu kém.
  • Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ngăn chặn biến chứng, hỗ trợ ổn định đường huyết ở người tiểu đường tuýp 2.
  • Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể, thích hợp phục hồi sau khi ốm.
  • Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư
  • Giúp xương chắc khỏe, làm chậm quá trình lão hóa xương, bổ sung canxi.
  • Làm trắng da, giảm mụn, hết thâm và hỗ trợ giảm cân, dáng thon đẹp.
Người tiêu đường sử dụng cơm gạo lứt để giúp cải thiện sự tổng hợp hormon insulin]
Người tiêu đường sử dụng cơm gạo lứt để giúp cải thiện sự tổng hợp hormon insulin

Theo tiên sinh Ohsawa (người cha thực dưỡng) đã chỉ ra rằng gạo lứt có tính quân bình Âm Dương một cách tự nhiên và muốn cơ thể khỏe mạnh thì cơ thể quân bình âm dương. Chính vì thế, gạo lứt mang lại sức khỏe tốt, duy trì sự quân bình của cơ thể. 

Ăn gạo lứt như thế nào để hấp thụ “tinh hoa” trời ban sau khi đã tìm hiểu thông tin dinh dưỡng gạo lứt?

Từ gạo lứt có thể chế biến thành các thực phẩm thay thế cơm như bún, phở, hủ tiếu,…hay các bánh ăn vặt, trà gạo lứt, các loại bột như bột gạo lứt, bột thập cốc,… để đa dạng các món ăn cho người ăn thực dưỡng hay ăn chay.  

Và cách ăn gạo lứt tốt nhất đó là ăn số 7 (100% ngũ cốc) hay cơm gạo lứt muối mè để giúp hỗ trợ chữa các loại bệnh. Ngoài ra, bạn có thể ăn 70% gạo lứt và 30% rau củ hữu cơ (ăn số 6) hoặc các cách ăn khác nhưng không dùng canh chung trong bữa ăn. 

>>Xem thêm: 10 cách ăn thực dưỡng theo phương pháp Ohsawa

Khi ăn gạo lứt, bạn cần nhai kỹ (ít nhất 50 lần) rồi mới được nuốt và chỉ nuốt 1 lần để không bị khát nước. Trong lúc nhai không được nói chuyện, nhai không được hở môi. 

Khi nhai kỹ sẽ tiết ra các chất men và enzim trong nước bọt để thủy phân hạt hạt cốc thành chất đường sẽ nghiền được phần lớn các chất dinh dưỡng có trong lớp cám của gạo lứt.

Đồng thời, hạt gạo lứt sẽ từ thể rắn (nguyên hạt) qua thể lỏng (nhai nhuyễn ra nước) và cuối cùng chuyển thành thể khí (năng lượng giải phóng từ hạt gạo cung cấp cho cơ thể).

>>Xem thêm: Cách ăn số 7, ăn như thế nào?

Từ những thông tin dinh dưỡng gạo lứt, cách ăn giúp cơ thể khỏe mạnh đã giúp bạn phần nào hiểu rõ về công dụng của gạo lứt

Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết về thực dưỡng, công dụng của các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tại đây