Ăn Dặm Thực Dưỡng – Kinh Nghiệm Mẹ Gạo Dành Cho Bé 7 – 20 Tháng Tuổi
Nếu dưới 12 tháng thì nên cho bé ăn hạt cốc nguyên cám là chủ yếu. Như vậy sẽ tốt cho sức khoẻ và hệ tiêu hoá của bé sau này. Hạt cốc bao gồm: gạo lứt, kê, bắp, nếp lứt, kê, ý dĩ, bo bo, yến mạch, kiều mạch, hắc mạch,….
- Giai đoạn từ 0 tháng tuổi – 6 tháng tuổi : 100% bú sữa mẹ
- Từ tháng thứ 7 đến tháng hết tháng 12: ăn 95% là hạt gạo lứt, 5% yến mạch/ óc chó/ hạnh nhân ( tức là 1 tuần ăn dc 2-3 hạt/ lần).
- Bé ăn dặm tháng đầu tiên ( 7 tháng tuổi)
+ Tuần đầu tiên ăn loãng, 1 bữa/ ngày, ăn 1 chén nhỏ/ 7mcf/ cữ ăn;
+ Tuần thứ 2: ăn sệt sệt xíu, 2 bữa/ ngày, ăn sau 7:00 và trước 4:00.
Cách nấu bột/ cháo ăn dặm
- Đến tháng thứ 2 ăn dặm thì bạn có thể xay nhuyễn cháo ấy ( ko cần rây) cho bé ăn. Bạn có thể cho thêm 1-2 hạt hạnh nhân, óc chó, đậu gà, hạt kê, bobo, ý dĩ,…Mỗi lần nấu cháo chỉ nên cho 1 loại hạt. Buổi sáng bạn có thể nấu yến mạch cho bé ăn ( xay nhuyễn). Đến tháng thứ 2 bạn có thể cho bé ăn 3 bữa/ ngày. Ăn sáng sau 7h, ăn chiều trước 4h. Tối trước khi ngủ bạn cho bé ăn thêm ít bột sắn dây để tăng sức đề kháng. Bạn có thể nêm 1 xíu tamari để kích vị ngọt trong cháo/ yến mạch/ bột sắn dây để bé ăn ngon miệng hơn.
3. Từ tháng thứ 13 đến 16 tháng: bé ăn cháo nguyên hạt và 1 ít hạt cốc khác như: kê, đậu gà, quiquoa, đậu đỏ, hạt bí, hạt lanh,… hầm nước súp từ củ quả để nấu cháo: ngưu bàng, cà rốt, củ sen. Nhưng vẫn đảm bảo tỉ lệ: 80% gạo lứt – 20% rau củ/ hạt và nấu 1 loại hạt/ lần nấu, không trộn nhiều đậu nấu thập cẩm. Tối ăn bột sắn dây + tamari + nước mơ muối.
4. Từ tháng thứ 17 đến 20 tháng: bé mọc hơn 20 cái răng rồi, có thể nhai được thức ăn nhưng chân răng của bé còn hơi yếu nên Mẹ hỗ trợ bé bằng cách nhai cơm/ nhai bún lứt
Trong một số trường hợp đi chơi xa hay con bị sốt, biến ăn theo thời tiết mình nhai cơm thật nhuyễn và đút con ăn, Mình đã cảm nhận và sẽ điều chỉnh cùng con.