TÍNH QUÂN BÌNH ÂM DƯƠNG CỦA GẠO LỨT

Gạo lứt có tính quân bình Âm Dương một cách tự nhiên. Các thức ăn khác không đạt đươc mức quân bình này, hoặc là thiên về Âm hoặc là thiên về Dương.

Khi có sự tính toán của con người để thức ăn đạt được quân bình âm dương thì sự quân bình này không còn tự nhiên nữa.

Để phân định Âm Dương trong thức ăn, tiên sinh G. Ohsawa (người sáng lập phương pháp thực dưỡng vào đầu Thế kỷ XX) dựa vào tỷ lệ Kali (K) trên Natri (Na) (K/Na) có trong thức ăn.
* Thức ăn có K/Na = 5 là thức ăn quân bình;
* K/Na > 5, là âm hơn;
* K/Na < 5, là dương hơn.
Tỷ lệ K/Na trong gạo lứt là 4,5 nên gạo lứt được xem là quân bình âm dương.

Đông y đã khẳng định cơ thể khỏe mạnh là cơ thể quân bình âm dương và cơ thể bệnh tật là cơ thể mất quân bình âm dương. Gạo lứt là tốt nhất cho cơ thể, duy trì sự quân bình của cơ thể, không làm cơ thể mất quân bình, nghĩa là duy trì sự khỏe mạnh. Nếu cơ thể bị mất quân bình, tức là bị bệnh, gạo lứt có khả năng giúp cơ thể lập lại quân bình, tức là đẩy lùi bệnh tật. Điều này đúng theo lý luận của Đông y: chữa bệnh là lập lại quân bình âm dương cho cơ thể. Cho nên, dù chúng ta bị bệnh gì mà ăn gạo lứt một thời gian thì bệnh sẽ khỏi. Hai vị danh y của Việt Nam là Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông cũng đã công nhận rằng gạo lứt là dược thảo quý nhất.