THỰC DƯỠNG- CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG HIỆU QUẢ

Uống bột sắn dây chín. Cách làm: lấy 10 lá trà già 3 năm và 1 trái mơ muối 3 năm (hoặc 1/8 trái chanh muối 3 năm) nấu với 1,5 chén nước còn lại 1 chén. Lấy một muỗng canh bột sắn dây hòa với một ít nước cho bột tan hết rồi đổ chén nước trà đang sôi vào, thấy trong là chín. Nếu chưa chín thì bắt lên bếp đun sôi là chín. Nhắc xuống thêm một muỗng cà phê nước tương tamari và 10 giọt gừng tươi. Khuấy đều, uống nóng hỗn hợp này, xong liền ủ nóng người cho đổ mồ hôi bằng cách trùm mềm hoặc mặc quần áo dày. Ngày ăn 3 chén lúc bụng đói, ăn liên tục trong 3 ngày. Sau đó ăn mỗi ngày một chén cho đến khi hết bệnh. Có thể sử dụng chỉ bột sắn dây, nước gừng và muối nếu không có sẵn các thứ kia. Chú ý trong vòng một tiếng không cho bé chạm nước, ra gió, nằm quạt, nằm máy lạnh, nên ở trong phòng kín.

Ăn cơm gạo lứt, cháo gạo lứt hoặc bột gạo lứt với một ít muối mè hoặc nước tương tamari. Ăn 100% gạo lức là tốt nhất. Có thể ăn 70% gạo lứt và 30% rau củ hữa cơ hoặc mọc tự nhiên. Không ăn canh trong bữa ăn. Uống ít nước, mỗi miếng nước phải ngậm trong miệng nửa phút. Ngoài ra, có thể ăn thêm cốm gạo lứt, bánh cốm gạo lứt, bánh qui gạo lứt… Tất cả thực phẩm cho bé nên nấu chín và ăn nóng.

Tuyệt đối không cho bé ăn những thực phẩm mang tính thịnh Âm (chứa nhiều axit) như trái cây, đường, sữa, đồ ngọt, thức uống có chất kích thích hoặc có gas (nếu có hoặc bà mẹ) như cà phê, trà, rượu, bia, soda… Ngoài ra, phải tránh cho bé sử dụng những rau củ thịnh âm như cà, măng, giá nấm, khoai tây, dưa chuột, đậu leo, chao, rau sống, thực phẩm ướp lạnh bằng tủ lạnh hoặc đá lạnh…
Theo qui luật Âm Dương, thì Âm có tính trương nở, bùng vỡ, ly tán. Hiện tượng nổi mụt phồng rộp là Âm do đó tránh thức ăn thức uống âm Âm. Thực phẩm Âm làm tăng Âm cho cơ thể, nên gây bệnh trầm trọng hơn.

Trước khi mắc bệnh, em bé thường được cho ăn những thực phẩm thịnh Âm nêu trên. Tránh ăn những thực phẩm thịnh Âm này cũng là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Thực phẩm Âm sẽ tạo môi trường Âm (môi trường axit) cho cơ thể. Trong khi đó, vi trùng vi rút nói chung và vi trùng gây bệnh bênh tay chân miệng nói riêng chỉ sống được trong môi trường axit (môi trường Âm). Khi môi trường cơ thể bị axit nhiều thì vi trùng này mới xâm nhập, sinh sống và phát triển được. Vi trùng này không sống được trong môi trường cơ thể kiềm hoặc trung tính (tức Dương hoặc Quân bình). Như vậy muốn trừ hoặc ngăn chặn việc xâm nhập của vi trùng này không khó lắm, chỉ cần làm cho môi trường cơ thể Dương hoặc Quân bình thông qua ăn uống những thực phẩm Dương hoặc Quân bình như trên.

Cách này áp dụng cho cả người mẹ đang cho con bú vì người mẹ ăn thực phẩm thịnh âm sẽ tạo ra dòng sữa âm và ảnh hưởng đến thể trạng của em bé.

———-
Bệnh tay chân miệng do vi rút đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra. Giống gây bệnh phổ biến nhất là vi rút Coxsackie A và vi rút Enterovirus 71 (EV71). Bệnh thường gặp ở trẻ nhũ nhi và trẻ em. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng ngừa cho loại bệnh này.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh là sốt và nổi các nốt đỏ bọng nước. Các nốt bỏng rộp này thường mọc ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cảng tay, mông, đùi, đầu gối. Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao liên tục là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng. Những triệu chứng khác là đau miệng, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, hắt hơi, chảy nước mũi, mệt mỏi, quấy khóc…

Đông y sỹ Đặng Ngọc Viễn
#thucduongKhaiMinh