Cô Trần thị DậuCô Trần Thị Dậu nói: “Ngày trước, bệnh nhiều, khổ sở lắm, chán nãn lắm. Bây giờ, vui nhiều, sức khỏe đã ổn định, đi làm được, không còn lo cho bệnh tật nhiều.” Lúc trước, cô mang trong người rất nhiều bệnh như viêm đa xoang, viêm đa khớp, viêm tá tràng, viêm họng, rối loạn tiền đình, parkinson (chân tay run), đau đầu, loãng xương, mỡ trong máu. Tất cả các bệnh của cô đều là mạn tính và đã hành hạ cô suốt mấy chục năm rồi. Cô đến khám và chữa trị ở nhiều bệnh viện ở Bình Thuận và TP Hồ Chí Minh, uống thuốc nhiều nhưng bệnh không khỏi. Cô sinh năm 1957, hiện đang sinh sống ở Xã Vũ Hòa, Huyện Đức Linh, Bình Thuận.

“Họa vô đơn chí”, không dừng lại ở các bệnh trên, vào một ngày tháng 6, 2013, cô Dậu thấy trên vành tai có một nốt đỏ không đau. Cô không chú ý lắm và vẫn đi làm bình thường. Lúc đó, cô đang đi làm công ở Sài Gòn. Đang đi, bỗng dưng cô sụp ngã giữa đường, rồi được đưa vào Bệnh Viện Chợ Rẫy. Bác sỹ chẩn đoán cô bị zôna đã ăn vào trong lỗ tai. Đến ba ngày sau cô bị liệt nửa người, miệng thì méo, mắt cứng đờ nhắm không được, chân không đứng được. Biết là bệnh tình của mình rất nghiêm trọng nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, gia đình không có tiền, nên cô xin về nhà. Cô không có con. Chồng cô mất năm 2003 vì chứng bệnh ung thư dạ dày. Dạ dày của chồng cô đã phẫu thuật và cắt đi 1/3. Đưa về nhà được 8 tháng là ông mất. Từ đó cô sống với vợ chồng người cháu gọi cô bằng dì. Gia đình cháu cũng khó khăn nên đành phải chấp nhận theo quyết định của cô dù người cháu dâu rất tốt bụng.

Cô về nhà và nhờ một lương y trong làng châm cứu. Châm một tuần thì miệng bớt méo và mắt nhắm được. Cô nằm một chỗ hết ba tháng. Cô cố gắng tập đi và dần dần cô đi lại được. Cô cũng đến khám ở bệnh viện Đông y ở Bình Thuận và lấy thuốc về uống. Càng uống thuốc, cô càng lên cân từ 47 kg lên 52 kg nhưng bệnh zôna không thuyên giảm. Bệnh zôna rất khó chịu, cứ cắn cắn, rứt rứt, đau nhức triền miên. Đầu luôn có cảm giác lơ mơ, cứ dúi tới, không tự chủ được. Bệnh tình không khỏi làm cô chán nản.

Trần Thị Dâu (giữa)

Một người cháu của cô đến thăm bệnh tặng cô cái điện thoại và hướng dẫn cô lên mạng internet. Cô bắt đầu tìm kiếm các lá cây lá thuốc theo thông tin trên mạng để trị bệnh cho mình. Sau hơn một năm chạy chữa, bệnh zôna vẫn hành hạ cô đau nhức. Một lần vào internet, cô tình cờ nghe được bài giảng về ăn gạo lức để trị bệnh theo thực dưỡng của thầy Thích Tuệ Hải, trụ trì chùa Long Hương ở Nhơn Trạch, Đồng Nai. Cô thấy có người bị bệnh giống mình trị hết nhờ ăn gạo lức. Cô rất mừng như “cá gặp nước”, như “chết đuối gặp được phao”.

Cô bắt đầu tập ăn gạo lức. Lúc đó khoảng tháng 7 năm 2014. Ăn được 15 ngày, cô theo đia chỉ trên mạng tìm đến Chùa Long Hương để nhờ thầy trụ trì hướng dẫn cách ăn uống theo thực dưỡng để trị bệnh. Cô được gặp thầy và thầy hướng dẫn về ăn Số 7 (chỉ ăn gạo lức với muối mè). Về nhà cô ăn được 17 ngày thì phản ứng thải độc xảy ra. Cô thấy có một luồng như điện chạy từ đỉnh đầu chạy xuống đến ngang hông rồi chạy vào vùng bao tử. Nó vừa chạy vừa giật, đau dữ tợn lắn, đau không chịu nổi. Cô lăn lộn với những cơn đau hai tiếng đồng hồ. Lúc đó người thì xám đen lại và mồ hôi tuôn ra như tắm, buông hai tay là nước chảy xuống thành dòng. Nhờ nghe các bài giảng của thầy rất kỹ nên cô hiểu được phản ứng thải độc có thể xảy ra trong lúc ăn số 7, do đó không hề lo sợ. Cháu cô thấy thế rất sợ hãi thuyết phục cô đi bệnh viện nhưng cô nhất định không đi. Cháu cô bảo “không đi bệnh viện để ở nhà chết à”. Cô bảo “không sao đâu, cháu cứ nấu nước gừng rồi chườm cho cô.” Sau hai tiếng cơn đau dịu dần. Cô cố gắng thay quần áo. Các cơn đau vẫn tiếp tục giật và làm cô thiếp đi đến sáng. Cô nói không biết là cô bất tỉnh hay ngủ. Sáng tỉnh dậy, ban đầu thấy mơ mơ màng màng. Cô nhớ lại những gì xảy ra chiều hôm qua và sợ dậy không nổi. Cô thử ngồi dậy và thấy khỏe như không có gì xảy ra. Cô tiếp tục ăn đến 49 ngày rồi đến chùa gặp thầy trụ trì. Thầy khuyên nên ăn tiếp số 7 và cô ăn số 7 đến bốn tháng. Thầy có bổ xung một số cây thuốc để uống.

Khi ăn số 7 được hai tháng thì phản ứng khác xảy ra thúc cô đi cầu liên tục. Ngồi là tự chảy ra, không tự chủ được nên cô phải đóng “khố”. Tình trạng này kéo dài 6 tháng liền mới chịu chấm dứt. Sau một thời gian nữa, hai cánh tay cô giơ lên không được, mỗi khi giơ cao rất đau. Cô đi khám ở Bệnh Viện Đức Linh. Bác sĩ cho chụp phim và chẩn đoán cô bị viêm xương hàm và bị chèn dây thần kinh ở khớp cổ. Bác sĩ bảo chữa hết chèn ở cổ thì hai cánh tay sẽ hết. Cô về tiếp tục áp nước gừng và dán cao khoai sọ lên vùng chèn ở cổ và uống thêm lá mật gấu. Sau 10 ngày thì cánh tay hết đau và giơ lên cao được.

Trần thị Dậu

Trong thời gian đầu ăn gạo lức, các khớp chân thay phiên nhau sưng lên rồi xẹp xuống. Mỗi lần như vậy cô đều ứng dụng áp nước gừng và dán cao khoai sọ vào chỗ bị sưng. Lâu rồi cô không thấy nó trở lại nữa. Cách nay không lâu cô đến Bệnh Viện Đức Linh khám và bác sĩ bảo các khớp xương của cô tròn trĩnh bình thường.

Các bệnh khác đã ổn định nhưng bệnh zôna hiện tại chưa khỏi hẳn. Thỉnh thoảng vẫn đau đầu và giật từng cơn. Cô nói qua Tết cô sẽ ăn lại số 7 để chữa dứt điểm bệnh zôna.

Mấy ngày Tết vừa rồi, làng cô có đợt sốt siêu vi, cô cũng bị sốt nhưng cô không uống thuốc mà áp dụng cách ăn trị sốt theo thực dưỡng. Cô dùng 10 lá trà già ba năm và 1/8 quả chanh muối lâu năm bỏ vào 1,5 chén nước, rồi đun sôi còn một chén, vớt bỏ xác trà. Lấy một muỗng canh bột sắn dây tán nước rồi cho vào nước này khuấy chín. Xong thêm vào một muỗng cà phê tương tamari và 10 giọt nước gừng. Uống nóng bột này, trùm mền cho ra mồi hôi. Không ra gió, nhúng tay vào nước và tránh máy lạnh trong vòng một tiếng. Mỗi ngày cô ăn ba chén, ăn đến chén thứ 7 là hạ sốt, đến chén thứ 9 là hết sốt.

Thấy được hiệu quả phục hồi sức khỏe của việc ăn gạo lức nên cô hướng dẫn lại cho một số người tập ăn và rang gạo lức để nấu nước uống. Cô nói: “Lúc đầu một số người bảo mình mê tín dị đoan, bây giờ thấy mình khỏe lại, họ quan tâm và hỏi về cách ăn gạo lức.” Cô động viên mọi người tự mình chữa lấy mình. Cô nói có bệnh thì quyết tâm ăn để chữa, tinh thần phải vững. Mình vui là mọi người vui.

Đông y sỹ Đặng Ngọc Viễn