Gạo lứt là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn kiêng, đồng thời cũng rất tốt cho sức khỏe của người không ăn kiêng. Riêng đối với người tiểu đường, loại thực phẩm này liệu có phù hợp và tốt cho sức khỏe? Người bệnh tiểu đường có nên ăn gạo lứt đỏ, thay thế cho các nguồn tinh bột khác trong bữa ăn hàng ngày? Hãy cùng Khai Minh tìm hiểu ngay vấn đề này nhé!

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không?
Người tiểu đường có nên ăn gạo lứt đỏ, thay thế các nguồn tinh bột khác trong khẩu phần ăn hàng ngày?

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt loại nào tốt?

Trong số các loại thực phẩm có chứa tinh bột, gạo trắng được xếp vào nhóm có hàm lượng tinh bột và tỷ lệ đường cao, dễ gây nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tiểu đường kiêng hoàn toàn cơm trắng cũng như tinh bột cũng là một quan niệm sai lầm có thể dẫn đến hệ lụy sức khỏe khác.

Nguyên nhân là vì việc nhịn ăn tinh bột có khả năng khiến cho cơ thể bị thiếu năng lượng, dẫn đến hạ đường huyết, thậm chí có thể gây ra hôn mê và tử vong. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn gạo lứt được nhiều người quan tâm. Vậy người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt loại nào thì tốt và dễ ăn?

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không?
Các loại gạo lứt thông dụng.

Gạo lứt là loại gạo được tách bỏ vỏ trấu, còn giữ mầm và lớp cám bên trong. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của gạo lứt bao gồm: chất xơ, protein, mangan, thiamin, niacin, axit pantothenic (B5), pyridoxine (B6), đồng, selen, magie, photpho, kẽm, carbs, chất béo.

Hơn nữa, gạo lứt còn là một nguồn giàu riboflavin, sắt, kali và folate. Vì thế, gạo lứt được xem là loại hạt cốc tốt cho sức khỏe. Riêng đối với người mắc bệnh tiểu đường, các loại gạo lứt sau có thể được sử dụng thay thế cho gạo trắng thông thường:

– Gạo lứt đỏ: Loại gạo lứt này thường có màu đỏ nâu, khi nấu chín khá dẻo. Đây là thực phẩm thích hợp với những người có nhu cầu dinh dưỡng cao như người ăn chay, người lớn tuổi, bệnh nhân tiểu đường… Gạo lứt đỏ thường được nấu thành cơm lứt và ăn với muối mè, qua đó tạo nên món cơm lứt muối mè vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng.

– Gạo lứt đen: Loại gạo lứt này được xem là siêu ngũ cốc vì những tính năng chữa bệnh mà nó mang lại cho con người. Gạo lứt đen có hàm lượng đường thấp, giàu chất xơ và hợp chất thực vật. Do đó, gạo lứt đen được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường.

Như vậy, bệnh nhân tiểu đường có thể thay thế gạo trắng bằng gạo lứt đỏ, gạo lứt đen trong bữa ăn hàng ngày. Đây là nguồn cung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết mà không gây tăng đường huyết trong máu. Vậy việc ăn gạo lứt lâu dài còn mang đến lợi ích gì cho sức khỏe của bạn? Hãy cùng tìm hiểu tiếp theo sau đây nhé!

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không?
Gạo lứt là nguồn tinh bột thay thế hoàn hảo cho gạo trắng trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh tiểu đường.

Lợi ích của gạo lứt đối với sức khỏe

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp và được tiêu hóa chậm nên ít gây ra sự thay đổi lượng đường trong máu. Điều này giúp tránh tình trạng tăng đường huyết một cách đột biến. Nghiên cứu cho thấy tổng lượng đường giải phóng từ gạo lứt thấp hơn 23,7% so với gạo trắng. Đồng thời, gạo lứt có chứa nhiều axit phytic, polyphenol, chất xơ và dầu hơn nên có nhiều lợi ích đối với bệnh nhân bị tiểu đường và ít tăng đường huyết hơn so với gạo trắng.

Việc sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt thay cho gạo trắng giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Do đó, người mắc tiểu đường tuýp 2 nên bổ sung carbohydrate từ gạo lứt thay vì gạo trắng.

Giảm cholesterol xấu

Gạo lứt là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Hơn nữa, tinh dầu trong gạo lứt cũng giúp giảm hàm lượng của loại cholesterol này.

Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khả năng kháng insulin, tổng lượng cholesterol và cholesterol LDL trong cơ thể đều giảm sau khi dùng gạo lứt thường xuyên. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt có thể giúp tăng hàm lượng cholesterol có lợi (HDL) trong cơ thể.

Nâng cao hệ miễn dịch, chống lão hóa

Gạo lứt chứa một lượng đáng kể các loại vitamin, khoáng chất và các thành phần phenolic thiết yếu cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hệ miễn dịch khỏe sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi và khả năng chống lại các tác nhân lây nhiễm. Hơn nữa, đặc tính chống oxy hóa của gạo lứt giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do, nhờ đó ngăn ngừa bệnh và lão hóa.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không?
Ăn gạo lứt đúng cách trong thời gian dàng mang đến nhiều lợi ích dành cho sức khỏe.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc biết được người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt có tốt không. Hãy lựa chọn sử dụng loại hạt cốc này trong bữa ăn hàng ngày của bạn nhé! Đừng quên theo dõi Thực dưỡng Khai Minh để được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về phương pháp ăn thực dưỡng với gạo lứt!

Đọc thêm Cách ăn thực dưỡng thải độc, phục hồi sức khỏe.