Lời Khuyên Của Cô Cúc Khi Ăn Gạo Lứt

Nguyễn Thị Cúc     Trong những năm tháng Cô Nguyễn Thị Cúc ăn lứt theo thực dưỡng ( 1963 đến nay), Cô luôn cảm thấy cuộc sống của mình luôn an vui, hạnh phúc và thật may mắn khi gặp được thực dưỡng. Cô vẫn thực hiện chế độ ăn của mình từ khi còn trẻ đến lúc cưới chồng và khi sinh con, những người con của cô đều được nuôi theo thực dưỡng, lấy gạo lức làm thức ăn chính. Cô sinh 5 người con trai và 1 người con gái và nuôi rất dễ dàng. Cô nói nhờ ăn theo thực dưỡng, tất cả con của cô đều ngoan hiền, học giỏi, năm nào cũng nhận phần thưởng và thi đậu vào nhiều trường đại học cùng lúc.

Đọc thêm: https://khaiminh.vn/55-khong-benh-nho-an-gao-lut/

     Việc sanh nở của cô rất dễ dàng và nhanh chóng. Mỗi lần sanh, dĩ nhiên là có đau bụng như chỉ đau nhẹ, không hề lo lắng. Thời gian từ lúc có dấu hiệu sanh đến lúc sanh khoảng 10 tiếng đối với lần sinh đầu, còn những lần sanh sau thì ngắn hơn nhiều. Lên bàn sanh khoảng 5-3 phút là sanh xong. Cân nặng của những người con của cô lúc mới sanh khoảng 3kg-3,2kg. Khi con bị bệnh, cô thường tự chữa bằng cách điều chỉnh các món ăn. Nhờ hạt gạo lứt mà cô nuôi 6 người con nhẹ nhàng và ít tốn kém, không tốn tiền mua thuốc, không cần đi học thêm.

     Lúc các con của cô còn nhỏ, gia đình thường xuyên ăn cơm với tương và mè. Đây là những món cơ bản luôn có trong nhà. Khi có tiền mới mua thêm thức ăn khác. Ngày xưa, cô hay làm nước tương. Trong quá trình làm tương, ủ meo là rất khó.

     Được hỏi tại sao hiện nay người ta bệnh nhiều và bệnh nặng. Cô trả lời thứ nhất do ăn uống sai trái. Thực phẩm hiện tại độc hại nhiều quá, không biết làm sao để cải thiện được. Chỉ còn cách ít ăn hoặc không ăn mới tránh được thực phẩm nhiễm hóa chất này. Thứ hai do tư tưởng vọng động nhiều quá, không dừng lại một chỗ, tham đủ thứ.

     Vì biết thực dưỡng có lợi rất nhiều nên cô sẵn sàng hướng dẫn cho bất kỳ ai muốn ăn gạo lứt. Nhiều người ở gần nhà cô cũng ăn theo gạo lứt khi thấy cô luôn khỏe mạnh, không bao giờ bị ốm đau. Đám cháu nội cháu ngoại của cô mà bị bệnh liền nhờ cô chữa bệnh cho. Cô đã hướng dẫn nhiều người thoát khỏi bệnh tật nhờ theo thực dưỡng.

     Cách nay gần 10 năm, một cô bé ở Buôn Mê Thuột bị ung thư đáy lưới và bệnh viện yêu cầu mổ. Cô bé không mổ mà ăn gạo lức theo hướng dẫn của cô và đã hết bệnh. Bây giờ cô bé ấy đã trở thành người mẹ của 2 đứa con.

     Một trường hợp khác là bạn cô bị mất ngủ, đau bao tử, tay run không cầm viết được, viêm khớp đến nỗi không có cảm giác khi mang dép. Sau một thời gian ăn thực dưỡng các bệnh này không còn nữa.

     Cô nói thực dưỡng giúp ích nhiều cho xã hội, nhẹ cho y tế, bớt người bệnh. Như cô đây, con cái không phải lo về chuyện bệnh tật của cô. Một người nằm bệnh viện thì phải mất ít nhất hai người khác nữa để lo chăm sóc: một ở với bệnh nhân và một chạy lui chạy tới bệnh viện.

     Theo cô, ở lứa tuổi nào ăn thực dưỡng cũng được. Đối với trẻ em, nên cho ăn rộng một chút vì tuổi đang lớn. Thực dưỡng giúp tăng trưởng sức khỏe, trí phán đoán, trí tuệ và trí nhớ. Trong 3 năm cấp 3, cô đều học giỏi và được nhận phần thưởng. Ăn gạo lứt, người đi học sẽ có trí nhớ tốt, người lập gia đình sẽ giữ được hòa khí trong gia đình, người lớn tuổi giữ được sức khỏe tốt.

     Cô khuyên: “Khi ăn gạo lứt, phải ăn một cách vui vẻ, ăn một cách ham thích, ăn thấy sung sướng, ăn thấy ngon thì thức ăn mới là thần dược, nhiệm màu. Chứ ăn mà bắt buộc, ăn mà hay thèm những món khác thì sẽ không có kết quả. Những người mới bắt đầu nên ăn nghiêm túc và nhai kỹ. Nhai kỹ có hiệu quả chữa bệnh cao. Trước khi theo thực dưỡng phải đọc sách thực dưỡng như Tân Dưỡng Sinh, Zen Và Dưỡng Sinh, Vui Sống Tự Nhiên…”

     Cô nói những người bạn cùng đi tập thể dục với cô, người nào cũng mập, tròn trịa nhưng người nào cũng mang theo người một bịch thuốc, lúc nào cũng phải nhớ uống thuốc. Họ luôn khoe ăn cái này ăn cái kia và khoe luôn sự hiểu biết của mình về thuốc. Không phải là bác sĩ mà biết nhiều về thuốc là người nhiều bệnh.

Cô đúc kết thành 9 lời khuyên dành cho mọi người:

  1. Ăn chậm, nhai kỹ.
  2. Ăn ít, nói ít.
  3. Chiều ăn nhẹ hoặc không ăn.
  4. Giữ tâm thanh tịnh.
  5. Thường xuyên nuốt nước bọt.
  6. Làm việc hết sức nhưng không cố gắng quá sức.
  7. Yêu thương mọi người, mọi loài.
  8. Giữ khiêm tốn, tha lỗi lầm.
  9. Tiết kiệm trong mọi lĩnh vực.

Và 3 lời khuyên dành cho người bệnh:

  • 3 tháng nghiêm ngặt,
  • 3 năm dè dặt,
  • Suốt đời đạm bạc.

Đông Y Sĩ Đặng Ngọc Viễn