Hành Trình Làm Phước Thiện Của Dì Tư Quán
Sau 6 năm ăn thực dưỡng, Dì Tư Quán đã tự chữa căn bệnh ung thư tử cung, bệnh trĩ lâu năm của mình, Dì còn có ước nguyện sẽ làm điều phước thiện để trả ơn phương pháp thực dưỡng đã cứu cô. Đầu tiên dì làm tương bán được 4 triệu và lấy toàn bộ số tiền này đi làm từ thiện. Sau đó là hành trình làm từ thiện của dì.
*** Xem thêm: http://khaiminh.vn/chua-ung-thu-tu-cung-bang-gao-lut/
Trong các lần nấu ăn từ thiện dì hoàn toàn nấu theo thực dưỡng, là tự nhiên, không sử dụng bột ngọt và hóa chất. Dì nói nhất định không chiều lòng mọi người, ai ăn được thì có sức khỏe, ăn không được thì thôi. Không nên cám dỗ người khác bằng món ăn món nêm bột ngọt. Nhưng những món ăn dì nấu rất ngon, rất nhiều người thích ăn dù chỉ nêm miso và muối.
Dì đi tìm những máy USB và tập hợp tất cả bài giảng của thầy Thích Tuệ Hải về thực dưỡng cho người cần tìm hiểu. Người nghèo thì dì cho luôn máy, luôn thẻ nhớ, người giàu thì bán. Phải nhờ máy móc chứ không còn sức nói nhiều. Năm nay dì đã cung cấp mấy chục máy rồi.
Dì nói” “Làm phước thiện nhưng không nghĩ về nó. Làm xong rồi như không làm, không quan trọng. Không luyến tiếc điều gì cả cái gì qua đi cho nó qua như gió thổi mây trôi.” Giờ già rồi làm được gì thì làm. Ai cần giúp đỡ gì thì giúp nếu có thể. Mấy năm nay dì làm tương để cho người bệnh chứ không bán ký nào cả. Rồi con cháu của dì về thăm cho tiền lại dì vì trước kia dì có giúp chúng nó. Bây giờ chỉ cần 500 một triệu là tiêu xài ba, bốn tháng không hết.
Một người ở Đông Hà, Quảng Trị, điện thoại cho dì và nhờ mua 20kg tương miso lâu năm gửi cho anh đó. Sau đó anh đó gửi tiền trả cho dì nhưng dì không nhận lại vì dì biết anh đang túng thiếu, chạy xe ôm mà lại bị bệnh liệt hai chân và đang nuôi một người con học rất giỏi. Dì muốn giúp đỡ anh đó. Dì còn mua sách về thực dưỡng gửi cho đọc nữa.
Các nay vài tháng, có một anh chàng 38 tuổi bị suy thận đến mức bác sỹ Bệnh Viện Chợ Rẫy đã chỉ định chạy thận. Người bệnh này không theo chỉ định của bác sỹ mà mang quần áo với mấy chục thang thuốc đến nhà Dì nhờ dì chữa cho, dù không quen biết với dì. Người bệnh này cũng ở Dầu Tiếng cách nhà dì mười mấy cây số. Nhìn người bệnh mập bự vì phù và gương mặt rất buồn, dì không nỡ từ chối đành nhận lời. Nhà dì nhỏ lại trống trải, gió lùa lạnh, không thích hợp cho người bệnh thận ở nên dì phải gửi người bệnh ở nhờ trong cốc của một vị sư thầy ở gần đó. Dì gọi dì Hai To, một người bạn thực dưỡng gần nhà của dì, đến cùng chăm sóc người bệnh này. Dì Hai To thấy bao thuốc thang liền bảo trong thời gian ở đây không được uống thuốc này và người bệnh đồng ý. Dì nói trước với người bệnh và người nhà rằng đã chịu ở đây trị bệnh theo thực dưỡng nếu có chuyện gì xảy ra thì không nên đổ thừa. Muốn ăn theo thực dưỡng thì mấy dì giúp, giúp tới đâu hay tới đó. Mấy dì làm theo sách ngài Ohsawa viết, không bày biện thuốc men. Dì thấy ca này nặng cũng sợ. Dì cho người bệnh ăn gạo lức với muối mè rất nhạt và uống bột gạo lứt mè sau 3 ngày thấy người bệnh tỉnh táo hơn. Dì kết hợp cho người bệnh xông lá cho tiết mồ hôi ra. Buổi sáng giã củ cải trắng đắp lên chỗ phù để chống phù. Trong ngày dì áp nước gừng và dán cao khoai sọ vào vùng thận của người bệnh. Ngày nào cũng vậy dì chăm sóc từ 6 sáng đến 2 giờ chiếu dì mới vê nhà, liên tục trong 10 ngày. Đến ngày thứ 10 dì thấy tinh thần của người bệnh tốt, vui vẻ trở lại, huýt gió một cách yêu đời. Dì bảo người bệnh ở đây 10 ngày được rồi, con về nhà để người thân chăm sóc thì tốt, có gì cứ gọi điện cho dì mặc dù người bệnh rất muốn ở lại thêm. Trước khi về dì dặn dò kỹ lưỡng. Dì nói dì không bắt con tu, tu hành là nhân duyên, nhưng con phải ăn uống cho đúng, kỹ lưỡng để hết bệnh và sau này còn giúp lại người khác. Dì dặn thận kỵ sương mù và lạnh, gặp sương mù sẽ bị phù ngay. Kinh doanh thì kinh doanh nhưng phải có tâm. Trị bệnh cũng vậy phải có tâm mới giúp người khác nhanh lành bệnh. Cứu một mạng người không phải dễ, người cứu phải có nhân duyên hay phước đức gì đó. Trong thâm tâm phải mong cầu cho người hết bệnh. Con làm được thì làm, không làm được cũng được, đó là nhân duyên của con. Khi về nhà, vợ thấy anh chồng đỡ bệnh nên ăn gạo lứt theo chồng luôn và bỏ đường, bột ngọt.
Trường hợp cách nay 10 năm, một người tên Nữ ở Mỹ Phước, hơn hai mươi tuổi, bị hư thận và bệnh viện đã trả về nhà. Nữ đến gặp dì, dì bảo phải đưa ba má đến đây. Dì chữa trong một tháng rưỡi mới bớt. Sau mấy năm đi bán trái cây ăn uống không đúng nên bị phù trở lại. Nữ trở lại ăn số 7 với muối mè trong 3 tháng nhưng không xẹp phù. Sau đó dì cho Nữ uống nước củ cải trắng 3 lần để xổ và phù cũng xẹp luôn. Củ cải chống phù. Đợt sau trị gian nan hơn với đợt trước. Dì nói Hết bệnh cũng nhờ nhân duyên và phước đức của người bệnh chứ không phải do dì giỏi.
Có trường hợp một chị bạn ăn xong uống nước ngọt quá nhiều đến độ nửa đêm người đột ngột cứng ngắt, mấy người con chạy tới kêu dì. Nhà chị bạn cách nhà dì hơn 10 km. Rất lạ là dì nằm mơ thấy trường hợp này cách đó 3 hôm và dì kể cho dì hai To nghe. Gia đình người bệnh đã chuẩn bị sẵn sàng chở đi bệnh viện. Dì đến dì giã gừng nấu sôi lên áp lên khắp người, dần dần người mềm lại và cửa động được. Rồi dì cho uống mơ muối lâu năm (trên 3 năm). Sáng ra người bệnh trở lại bình thường. Tối đó, người qua rước dì là em của nạn nhân, lại đang say rượu và đi xe máy không đèn, đi đường làng đầy ổ voi, ổ gà. Vậy mà dì vẫn đi mà không sợ vì phải cứu người.
Dì hướng dẫn cho một cô bé ở Đồng Nai nặng 80kg bị bệnh khớp nặng rồi chuyển sang tim. Bây giờ khỏe rồi. Thải độc mấy tháng trời, chân sưng bự, đi không nổi chỉ lếch. Dì luôn động viên ráng lên, ráng lên nghe con. Ban đầu cô bé ăn số 7 mấy tháng, sau đó ăn gạo lứt với rau sạch tự trồng trong vườn.
Một bà bạn ăn theo hướng dẫn của dì, đến giai đoạn thải độc làm liệt 2 chân, nằm một chỗ, mắc ói mắc ỉa liên tục. Gọi điện cho dì và dì nói ráng 3 ngày sẽ hết. Cô đó gắt lại: tui gần chết rồi mà sao 3 ngày tỉnh được. Đúng y 3 ngày cô đó đi lại được và không còn ói ỉa. Sau đó hết bệnh. Dì nói nghe hết bệnh mình cũng mừng.
Dì đã giúp rất nhiều người trong làng và nhiều người ở tỉnh khác hết bệnh. Dì nói: “Làm việc này là để trả ơn trả nghĩa thực dưỡng đã cứu mình trong lúc “thập tử nhất sinh” nên bây giờ không ngại gian nan mà chỉ ngại sức không đủ.”
Đông y sỹ Đặng Ngọc Viễn