Số 7- Những Điều Cần Biết ( Phần 2)

Phần 2: CÁCH ĂN, ĂN NHƯ THẾ NÀO?

Vì sao những người có sự trãi nghiệm tốt đều khuyên bạn nên nhai càng nhiều càng tốt, tối thiểu là 50 lần nhai cho 1 mcf cơm cho vào miệng. Bạn trãi nghiệm và sẽ thấy miếng cơm trong miệng nóng dần lên.

  • Vì khi nhai như vậy bạn sẽ đánh vỡ được hạt cơm gạo lứt và nhận được năng lượng tốt nhất từ nó.

  • Vì khi bạn nhai như vậy bạn sẽ nghiền được phần lớn các chất dinh dưỡng có trong lớp cám của gạo lứt.

  • Vì khi bạn nhai như vậy bạn sẽ chuyển hóa được hạt gạo lứt từ thể rắn (nguyên hạt) qua thể lỏng (nhai nhuyển ra nước) và cuối cùng chuyển thành thể khí (năng lượng giải phóng từ hạt gạo cung cấp cho cơ thể).

  • Và khi nhai như vậy bạn sẽ kích thích luôn cả sợi dây thần kinh số 7 hoạt động tốt (mà không cần phải đi massage ).

Dây thần kinh số VII phụ trách vận động các cơ bám da mặt, cơ bám da cổ, xương bàn đạp ở tai giữa (dây VII). Dây VII đi qua xương đá (nằm sâu trong hộp sọ) nhận thêm sợi phó giao cảm dây VII’ chi phối hoạt động bài tiết của các tuyến nước mắt, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, tuyến niêm dịch của mũi và cũng nhận thêm vị giác ở hai phần ba trước lưỡi và cảm giác vòm miệng, cảm giác nông vùng ống tai ngoài và vùng da nhỏ phía sau vành tai (dây VII’).

Chúng ta cũng đã từng nghe rất nhiều lần về những câu thành ngữ như “Nhai thức uống, uống thức ăn” hay “ăn kỹ no lâu”.

  • Vì khi nhai kỹ, nước bọt sẽ được bài tiết ra nhiều và thấm đều vào thức ăn. Trong nước bọt chứa chất muccus protein. Đây là một loại chất nhầy có tác dụng bôi trơn thức ăn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi ung thư, đặc biệt là ung thư bờ cong nhỏ dạ dày. Ngoài ra, nước bọt còn chứa chất bacteryolysin, một chất có tác dụng phân giải và hòa tan các vi khuẩn, virus và các độc tố. Qua đó, việc nhai kỹ có thể làm ngăn cản những tác nhân gây ung thư qua đường ăn uống. Khi ăn, tuyến mang tai tiết ra một kích thích tố gọi là parôtin. Nhờ nhai, chất này có đủ thời giờ ngấm qua mạch lâm ba (hệ bạch huyết, tân dịch) vào máu đến các tế bào kích thích sự chuyển hóa và do đó, làm đổi mới cơ thể. Hơn nữa, parôtin còn kích thích hệ bạch huyết tạo ra các bạch cầu T (T-lymphocytes) bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng (do tác dụng này mà một số nhà y học cho rằng nhai kỹ là một trong những yếu tố phòng chống virut HIV). Nếu ăn không nhai kỹ hoặc nhai dối, parôtin sẽ theo thức ăn nuốt xuống dạ dày và bị dịch vị hủy hoại.

Và cũng sẽ có người thắc mắc rằng người lớn tuổi không còn răng lấy đâu nữa mà nhai. Nhai là một hoạt động của toàn khoang miệng theo nghĩa rộng chứ không phải chỉ dùng răng. Người lớn tuổi có thể nấu cháo, nấu bột nhưng vẫn phải nhai (đảo lưỡi) để phát huy hết tác dụng của nước bọt.

Bạn đã từng ăn số 7 như thế nào?

  • Ăn ngấu nghiến,

  • Ăn trong sự lo lắng đầy sợ hãi

  • Ăn trong sự ngán ngẩm đầy ép buộc

  • Ăn là đang ăn hay đang tranh thủ làm công việc khác

  • Ăn trong sự tĩnh thức đầy lòng tri ân

Và bạn đã từng có sự trãi nghiệm nào cho từng cách ăn trên ?

Có rất ít người ăn số 7 vì sự hiểu biết và trãi nghiệm, hầu hết mọi người đều ăn số 7 trong tình trạng bắt buộc (bệnh tật) và vì vậy lúc đó chúng ta hầu như cũng chưa có sự hiểu biết rốt ráo về nó. Có thể lúc đó chúng ta đã quá vội vàng tiếp cận để vì một mục đích duy nhất lúc đó là ăn cho hết bệnh nên cũng không có nhiều thời gian tìm hiểu cho tới nơi tới chốn. Và cuối cùng đa số mọi người đều rơi vào trường hợp “Ăn không biết có hết bệnh không” và ăn cho có ăn, ăn ngấu nghiến, vừa ăn vừa tranh thủ làm việc khác vì không có thời gian. Và cuối cùng “ngán quá em ới”- “Ăn trong sự ngán ngẫm và bắt buộc”

Chúng ta đã vô tình lấy mất đi quyền trao đổi năng lượng tốt của tế bào rồi, vì những lo lắng, sợ hãi , vì những ngán ngẫm, vì những ép buộc. Điều đó khiến cho tâm trí của ta đã không phát ra lệnh mở cửa, mà như vậy thì tế bào của chúng ta đã đóng luôn cánh cửa vốn đã chứa chất đầy sự nghi ngờ. Có ai mà mở toang lòng mình ra để đón nhận những thứ mà mình không cho là nó tốt cho mình không.

Hãy ăn trong sự tĩnh thức và đầy lòng tri ân. Ăn và biết rõ mình đang ăn, đang nhai và thức ăn được chuyển hóa như thế nào, để cảm nhận nó. Ăn trong sự biết ơn, biết ơn bệnh tật đã đến để cho ta có thời gian suy ngẫm để trân trọng và yêu quý cơ thể mình hơn. Biết ơn thực phẩm đã hy sinh thân mạng nuôi sống ta

Ăn số 7 trong thời gian bao lâu?

Bạn có thể ăn số 7 theo khả năng và niềm tin đúng đắn của bạn về nó: 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 1 năm, 2 năm….bao lâu cũng được miễn bạn được tắm mình trong dòng suối mát của hạnh phúc và sức khỏe. Nếu bạn thấy rằng việc ăn số 7 sẽ mang lại nhiều lợi lạc hơn cho bạn thì bạn cứ tiếp tục. Sự chuyển hóa trong cơ thể bạn luôn xảy ra.

Còn nếu bạn phải canh chừng từng ngày để được “ăn ra” hay bạn có một suy nghĩ tiêu cực nào về nó “sao ăn gì mà ốm nhách thấy mà gớm” , “sao ngán vậy trời” hay “ăn kiểu này thiếu chất chết” thì tôi khuyên bạn hãy ngừng việc ăn số 7 này lại ngay lập tức trước khi tâm thức của bạn điều khiển bạn theo chiều hướng xấu hơn. Đừng để mình phải ăn trong sự ngán ngẫm đầy ép buộc (khi chưa được tìm hiểu về nó) hay ăn trong sự lo lắng đầy sợ hãi (khi chưa có đủ niềm tin)

Có phải khi bạn bắt đầu ăn số 7, bạn sẽ chi tiêu cho việc ăn uống ít hơn phải không? vậy có phải bạn đã sử dụng phần PHƯỚC nhỏ nhoi vốn có của mình ít hơn và để dành được nhiều hơn đúng không?

Hãy tự tìm ra giải pháp cho mình và đòi hỏi nó mang lại cho bạn sự tự do, hạnh phúc và sức khỏe hoàn hảo. Tiềm thức sẽ tìm cách đáp ứng những mệnh lệnh đó của bạn

( còn tiếp)

–**–

Tổng hợp chuỗi bài viết SỐ 7 – NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI BIẾT

👉🏿 Phần 1 – Thực phẩm khi ăn gao lứt số 7 ( tham khảo: https://khaiminh.vn/7-nhung-dieu-can-biet-phan-1/)

👉🏿 Phần 2 – Cách ăn, ăn như thế nào ( tham khảo: https://khaiminh.vn/7-nhung-dieu-can-biet-phan-2/)

👉🏿 Phần 3 – Tốt hay không tốt, đủ hay không đủ chất ( tham khảo: https://khaiminh.vn/so-7-nhung-dieu-can-biet-phan-3/ và https://khaiminh.vn/so-7-nhung-dieu-can-biet-phan-3tt/)

–**–

Các sản phẩm được sử dụng trong quá trình ăn gạo lứt số 7: