YÊU NHAU VÀ CÙNG NHÌN VỀ …NÚI…

“Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ” chắc chắn đúng trong trường hợp của hai bạn trẻ này. Hai bạn gặp nhau một cách đầy duyên phận. Vào một ngày giữa năm 2012, anh chàng trên đường đi công việc ghé Công Viên Lê Văn Tám (ở Tp Hồ Chí Minh) nghỉ ngơi và nhai cơm lức và gặp cô nàng cũng lang thang với cỏ cây hoa lá trong đó. Thấy anh chàng cầm bịch cơm lức, cô nàng nghĩ thầm anh chàng chắc đã ăn gạo lức lâu năm rồi nên người mới ốm và nhẹ nhàng như thế. Cô nàng bèn lân la đến làm quen và bắt chuyện với chàng ta. Thường những người thực dưỡng dễ cảm mến với nhau nhờ ăn cùng một thực phẩm là gạo lức. Từ đó hai bạn quen nhau, thường liên lạc với nhau qua điện thoại hoặc hẹn gặp nhau. Những cuộc trò chuyện của hai bạn chủ yếu xoay quanh chủ đề thực dưỡng. Đó là đôi bạn Huỳnh Võ Bát Dương, sinh 1985 và bạn Trần Thị Phương Nga, sinh năm 1992, đều sinh ra và lớn lên ở Tp Hồ Chí Minh.

duongKhi gặp bạn Nga, bạn Dương đã ăn theo số 7 (chỉ ăn cơm lức và muối mè) được 20 ngày. Bạn Dương đã biết đến thực dưỡng trước đó 3 năm qua một người thân nhưng cho đến giữa năm 2012 bạn Dương mới ăn theo. Bạn Dương tiếp tục theo số 7 và kéo dài được 7 tháng, kéo theo mất 15kg, từ 52kg còn 37kg. Anh chàng cao 1,7m. Bạn Dương ăn rất khắt khe: mỗi miếng cơm thường nhai 200 lần, ăn liên tục trong trong ngày (lúc nào miệng cũng nhai cơm) vì sợ thiếu chất, uống rất ít nước khoảng 250ml một ngày. Sau 7 tháng anh chàng thấy người không khỏe mà càng ngày càng yếu. Anh chàng nói do không nghiên cứu kỹ lý thuyết nên ép cơ thể quá mức nên làm cơ thể chịu không nổi, sinh ra yếu. Đây là một kinh nghiệm nhớ đời “không thầy đố mày làm nên”. Sau đó anh chàng nghiên cứu sách vở, học hỏi những người thực dưỡng có kinh nghiệm, điều chỉnh lại cách ăn nên người ngày càng khỏe ra.

Nhờ ăn gạo lức anh chàng đã tự chữa hết bệnh đau bao tử, đau lưng gai đôi, và viêm đa xoang. Bạn Dương bị viêm đa xoang nhiều năm và đã đi chữa nhiều nơi, cả bằng Tây y và Đông y nhưng vẫn không hết. Anh cũng đã chấp nhận phẫu thuật nhưng đầu vẫn nhức thường xuyên, chảy nước mũi thường xuyên. Đầu óc luôn luôn thấy nặng nề. Chính vì việc này mà anh chàng phải xin nghỉ việc, khó chịu đến nỗi không làm việc được, để đi tìm cách chữa bệnh. Anh bị đau lưng kéo dài hơn 6 tháng, uống thuốc Tây và tập vật lý trị liệu nhưng không giảm. Bệnh đau bao tử cũng làm anh chàng ăn không ngon ngủ không yên với nó trong nhiều năm.
ngaLúc gặp bạn Dương, bạn Nga đã từng ăn số 7 trước cách đó mấy tháng nên Nga rất hiểu những cảm giác mà Dương trải qua. Nga đang học năm thứ 2 của trường Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh nhưng lại bỏ học ngang vì ham đi làm. Thời gian đầu đi làm, Nga bán hàng rất tốt nhờ các mối quan hệ thân và quen. Tưởng vậy là tốt nên cô nàng bỏ học. Một thời gian sau hàng bán không được, mối quan hệ cũng đã tận dụng hết rồi, quay trở lại học thì không được. Con đường học hành đã dở dang, bắt đầu cảm thấy buồn chán, nhìn tương một màu ảm đạm. Cô nàng lang thang trên internet để mong tìm được một phép màu nào đó và gặp được thực dưỡng. Có thể đây là cứu cánh củ mình, Nga nghĩ. Nga đến hiệu sách thì gặp hai quyển cơ bản của thực dưỡng mà người thực dưỡng mới nào cũng phải đọc, đó là “Phương Pháp Trường Sinh Và Đạo Thiền”“Triết Lý Y Học Viễn Đông”. Quyển đầu hướng dẫn cách thực hành thực dưỡng và quyển sau nói về cơ sở lý luận của thực dưỡng. Sau khi đọc xong hai quyển sách, cô nàng biết mình đang quá “âm” và quyết định phải “dương” hóa mới được bằng cách ăn Số 7. Nga ra chợ mua nồi đất về tập nấu cơm lức. Ban đầu chưa có kinh nghiệm nên cơm nấu hơi dở và cứng. Cho nên để nhai cơm cho nhuyễn Nga phải nhai 700 lần cho một miếng cơm rồi mới nuốt. Nga nói “Nhai đến 300 lần là cơm ngọt một cách kỳ lạ như nước cam lồ vậy, nhai đến 500 lần là không muốn nuốt mà chỉ muốn giữ vị ngọt này lại trong miệng thôi”. Một ngày Nga chỉ ăn 4 hoặc 5 muỗng cà phê cơm lức nhưng phải mất 4 hoặc 5 tiếng để nhai. Muối mè thì theo tỷ lệ 1 muối 5 mè. Nước uống từ 50-100ml một ngày. Mỗi lần ăn là Nga ngồi chéo chân theo thế kiết già của nhà thiền, không ngồi như thế Nga không ăn được. Nga giữ được 10 ngày ăn theo Số 7. Chính nhờ nhai kỹ và ăn ít uống ít như vậy nên cơ thể dương lên rất nhanh. Cơ thể sụt mất gần 10 cân, mềm dẻo, uốn dẻo dễ dàng hơn trước. Đầu óc sáng suốt, nhẹ nhàng, thư thới, không còn cảm giác buồn chán như trước nữa. Lúc đó một ngày chỉ ngủ 2 tiếng là đủ. Bắt đầu cô nàng thích sự ngăn nắp và yêu thiên nhiên. Căn phòng bừa bộn của Nga lúc trước nhưng bây giờ gọn gàng, ngăn nắp, trật tự. Cô nàng thích nấu bếp, tìm cách làm bánh mì, mì udon, thích món nào là tìm cách làm món đó. Nga nói: “Khi cơ thể khỏe mạnh và trí phán đoán phát triển thì mình nấu ăn rất ngon, món ăn như có sinh khí. Người ăn sẽ cảm nhận được ngay sự ngon lành của món ăn. Lúc nấu sẽ chính xác từng hạt muối và từng giọt nước cho món ăn”.

nga-duong

Hai bạn tâm sự dù thời xưa hay thời nay, dù hiện đại hay cổ điển, mọi người đều tìm niềm vui. Từ lúc biết thực dưỡng chúng em thấy tràn đầy niềm vui, luôn cười vui vẻ dù cuộc sống chưa ổn định, gặp chuyện khó cũng xem bình thường. Nga nói cái sợ nhất của con gái là xấu và già nhưng theo thực dưỡng thì không sợ hai điều này. Lúc trước cô nàng dữ lắm còn bây giờ thể hiện được nét nữ tính và dễ thương của mình.

Hai bạn nói thực dưỡng đã cho hai bạn nhiều thứ.


  • Về vợ chồng: sống với nhau rất hạnh phúc, xem nhau như tri kỷ, tương đồng về nhân sinh quan.
  • Về con cái, từ lúc sinh ra cho đến giờ gần hai tuổi chưa biết bệnh là gì. Con biết nghe lời và rất dễ nuôi.

Bạn Nga kể chuyện sinh nở của bạn rất dễ dàng và những phụ nữ theo thực dưỡng đều được như vậy. Sáng hôm đó khoảng 6 giờ, Nga cảm nhận được tín hiệu hôm này sẽ sinh và bảo với chồng hôm nay anh ở nhà nhé. Không hề đau bụng, khoảng 7 giờ thấy ra chút xíu dịch nâu. Chuẩn bị đồ đạc đến 11 giờ mới vô bệnh viện. Bác sĩ khám thấy gần sinh và cho sinh cấp cứu. Lên bàn đẻ lúc 12 giờ và đứa con sinh ra là 12:15 giờ trưa. Trong lúc sinh cũng không thấy đau đớn, chỉ thấy ê chút ít khi em bé chui ra ngoài. Nga nói có cảm giác là em bé biết cách bò ra. Bác sĩ chỉ cần ấn nhẹ bụng mẹ một cái một là em bé đã chạy ra ngoài rồi. Em bé nặng 2,6kg. Nga nói “Lúc sinh xong, em nhìn con mà cảm thấy hạnh phúc vô cùng, chưa bao giờ em chạm được niềm hạnh phúc này và những ngày sau đó em vẫn còn cảm giác này.” Dù vào bệnh viện nhưng Nga (và chồng cũng đồng ý) không uống bất kỳ một viên thuốc nào, cũng không tiêm thuốc và chuyền nước. Nga nói người ta nói sinh đẻ mất sức nhưng Nga không thấy điều đó và sức khỏe trở lại bình thường rất nhanh.

Chạm được cái lợi lạc của thực dưỡng trong việc sinh con và nuôi dạy con, Nga nhắn nhủ với các bạn trẻ nên áp dụng thực dưỡng để hưởng niềm hạnh phúc khi sinh không đau, không lo sợ, sinh nhanh, nuôi con khỏe mạnh dễ dàng. Đặc biệt là giữ được vóc dáng của thời con gái và sở hữu sức khỏe tốt.

  • Về tư duy, sau một thời gian ngắn ăn thực dưỡng, cuộc đời bước sang trang mới, bức màng ngu si, mây mờ được vén sang một bên, đầu óc sáng ra, suy nghĩ rõ ràng, làm gì cũng nghĩ đến cái lợi cái hại cho người khác, không làm những ngành nghề ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Trí nhớ cải thiện, nhớ từng trang, từng dòng chữ. Đổi thành con người khác, sống có ích hơn, không còn thích tivi, quạt mà mấy mươi năm tưởng chừng như không xa chúng được. Ngày xưa sợ muỗi, sợ nóng, bây giờ không còn nữa. Nước rửa chén, xà bông, kem đánh răng, mỹ phẩm, hóa chất… bây giờ không còn hiện diện trong nhà nữa. Thay vào đó là những thứ tự nhiên như bồ kết, bồ hòn… Thay đổi từ cách nhìn đến cách sống.
  • Về tâm linh, càng tìm hiểu đạo Phật càng thích. Bây giờ tinh thần thoải mái, tâm an nhàn, thích yên tĩnh, không lo âu, không phung phí thời gian vô ích; khác với ngày xưa hay lo xa lo gần và lo lắng nhiều thứ, hay suy nghĩ tiêu cực, bi quan. Cuộc sống hình như luôn ưu ái cho các ước nguyện của hai bạn. Ước tìm được hạt gạo rẫy để ăn, liền có. Ước bán được rau bép chỉ cần 300.000đ/tháng, bao nhiêu đây là đủ chi tiêu cho gia đình đôi bạn trong một tháng, liền có Thực Dưỡng Khai Minh gọi điện đặt hàng thường xuyên. Tuy nhiên, trong cuộc sống, khó khăn và thuận lợi luôn thay phiên nhau tới nhưng không còn đau khổ nữa. Biết thay đổi chính mình, biết làm một người tốt, biết chấp nhận hiện tại, biết tri ân và như thế cuộc sống vui lên rất nhiều.
  • Về sức khỏe, đôi bạn làm chủ được sức khỏe, biết cách điều chỉnh ăn uống quân bình và áp dụng một số trợ phương để phục hồi và tăng cường sức khỏe, biết cách nuôi con không bị ốm đau. Xem thức ăn là thuốc chữa bệnh. Không còn tham ăn tham uống như trước. Ăn ngon ngủ ngon.

Thức ăn chính của gia đình hai bạn là gạo lức. Ăn một ít rau củ thiên nhiên hoặc sạch tự trồng chế biến theo cách kho, lâu lâu mới nấu canh. Thỉnh thoảng ăn một ít trái cây thiên nhiên. Nước uống là nước suối và trà ban cha, trà dây rừng, trà gạo lức, trà bồ công anh thay phiên nhau. Đôi bạn chỉ ăn trưa là chính, ăn sáng nhẹ và không ăn chiều. Khi không ăn chiều thì cơ thể thấy mạnh hơn vào buổi sáng hôm sau, làm việc ào ào không biết mệt. Tiên sinh Ohsawa khuyên mọi người nên ăn ít. Có trải qua thì mới biết trí tuệ tuyệt vời của Đức Phật là hướng dẫn cho đệ tử chỉ ăn Ngọ, không ăn sáng cũng không ăn chiều.

 

Đôi bạn trẻ thích sống gần gũi với thiên nhiên, yêu thích cuộc sống hoang giã. Muốn gìn giữ con cái được ăn uống những thực phẩm hoàn toàn thiên nhiên. Muốn cho con biết yêu quí thiên nhiên, sống trong thiên nhiên. Không muốn con cái lệ thuộc những phương tiện của khoa học.

Đó là tất cả những lý do mà đôi bạn trẻ chọn sinh sống ở vùng núi Lâm Hà, Lâm Đồng gần hai năm nay.

 

Thiện Bửu